Táo
bón là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, táo bón ở một người không chỉ ở
khoảng thời gian giữa các lần đi tiêu mà ở tính chất của phân
Quan niệm trước đây cho rằng táo bón là
khoảng thời gian mỗi lần đi tiêu cách xa nhau nhưng gần đây các bác sĩ
đánh giá tình trạng táo bón ở một người không chỉ ở khoảng thời gian
giữa các lần đi tiêu mà ở tính chất của phân.
Một người nếu vài ngày mới đi tiêu nhưng
phân vẫn thành khuôn, mềm, dễ đi thì chưa gọi là táo bón, ngược lại một
người ngày nào cũng đi nhưng phân khô, cứng, mỗi lần đi phải rặn nhiều,
chảy máu, phân dê… thì bị coi là táo bón.
Tác hại của táo bón?
Nếu táo bón kéo dài khiến cho phân bị giữ lâu trong lòng trực tràng sẽ
được cơ thể thẩm thấu nước ngược trở lại, khiến phân trở nên khô cứng,
làm cho người bệnh càng khó đi tiêu, gây xước thành trực tràng, nứt kẽ
hậu môn.
Chưa kể bị táo bón kéo dài, trực tràng
sẽ bị căng giãn hơn so với bình thường mà cơ chế của lòng trực tràng là
cứ phải đầy phân trong lòng trực tràng mới gửi kích thích đến hệ thần
kinh trung ương tạo phản xạ mót đi tiêu. Vì vậy khi chưa đủ số lượng
phân thì không có phản xạ đi tiêu.
Đối với người táo bón do trực tràng bị
căng giãn, phình ra nên đòi hỏi số lượng phân phải nhiều hơn bình thường
mới tạo tín hiệu để có phản xạ đi tiêu. Đây là cái vòng luẩn quẩn khiến
người bị táo bón lại càng táo bón. Hơn nữa khi bị táo bón kéo dài khiến
cho chất độc từ phân có điều kiện ngấm ngược trở lại cơ thể rất hại cho
sức khỏe, lâu ngày dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn, phình đại tràng, trĩ,
sa trực tràng, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng…
Những người bị táo bón lâu ngày, bụng
thường bị đầy, tiêu hóa không tốt, ăn mất ngon, lâu ngày dẫn đến người
gầy yếu, suy dinh dưỡng…
Phương pháp điều trị táo bón không dùng thuốc. Có thể dùng phương pháp điều trị kết hợp hỗ trợ như dùng sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược…
Sau khi điều trị bằng thuốc giúp cơ thể
vượt qua giai đoạn bất bình thường trong bài tiết, cần điều chỉnh lại
lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập cho phù hợp. Massage đối với trẻ
nhỏ, đi cầu đúng giờ và đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, ăn
nhiều thực phẩm nhuận tràng, năng vận động để kích thích nhu động ruột
hoạt động.
Buổi sáng ngủ dậy sau khi súc miệng cần
uống một cốc nước lọc đầy, sẽ có tác dụng nhuận tràng và kích thích nhu
động ruột tạo phản xạ đi ngoài dễ dàng, tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho
người lớn. Trẻ em thì cần điều chỉnh chọn thời điểm cung cấp nước cho bé
thích hợp, tránh uống nước trước khi ăn, kể cả buổi sáng khi mới ngủ
dậy, để việc uống nước hạn chế táo bón cho bé không ảnh hưởng đến tiêu
hóa của trẻ.