Các nhà khoa học Đan Mạch và Canada phối hợp với nhau đã tình cờ phát hiện ra một đột phá giúp tiêu diệt căn bệnh ung thư
Trong khi
tìm “vũ khí” chống lại căn bệnh sốt rét ở phụ nữ mang thai, một nhóm các
nhà khoa học người Đan Mạch và Canada đã tình cờ phát hiện ra một đột
phá giúp tiêu diệt căn bệnh ung thư. Phát hiện này nuôi hy vọng về
phương pháp điều trị đối với bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu bày tỏ
rằng họ mong thử nghiệm sẽ bắt đầu tiến hành trên người trong vòng 4 năm
tới.
Các nhà khoa học cho biết các
carbohydrate mà ký sinh trùng sốt rét tự gắn trong nhau thai của phụ nữ
mang thai giống hệt một carbohydrate tìm thấy trong các tế bào ung
thư. Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của ông đã tạo ra một loại
protein ký sinh trùng để dính chặt vào nhau thai và họ đã thêm vào các
độc tố. Sự kết hợp giữa protein sốt rét và các độc tố tìm ra các tế bào
ung thư trước khi được hấp thụ bởi các tế bào bị bệnh. Sau đó các chất
độc tiết ra bên trong, gây ra một quá trình nhằm giết chết các tế bào
ung thư.
Các nhà khoa họ đã đã kiểm tra chức năng của carbohydrate. Chúng giúp đảm bảo sự phát triển nhanh chóng trong nhau thai. Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy nhau thai giống như các khối u. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hàng nghìn mẫu từ khối u não cho tới bạch cầu và nhận thấy những điểm tương đồng. Phát hiện của họ chỉ ra rằng protein sốt rét có thể giết chết hơn 90% các khối u ở người.
Các nhà khoa họ đã đã kiểm tra chức năng của carbohydrate. Chúng giúp đảm bảo sự phát triển nhanh chóng trong nhau thai. Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy nhau thai giống như các khối u. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hàng nghìn mẫu từ khối u não cho tới bạch cầu và nhận thấy những điểm tương đồng. Phát hiện của họ chỉ ra rằng protein sốt rét có thể giết chết hơn 90% các khối u ở người.