Sunday, December 14, 2014

Tìm hiểu về quá trình thoái hóa khớp

Thoai hoa khop là bệnh lý phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi. Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ khớp nào trên cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay…. phổ biến nhất là khớp gối. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bào mòn mặt sụn khớp của đầu xương đùi, mân chày và có khi cả xương bánh chè, làm cho khớp gối không còn khả năng chịu trọng lực khi đi dứng hoặc ngồi xổm. Khớp bị thoái hoá sẽ có quá trình viêm kèm theo nên khớp thường bị sưng to gây ra triệu chứng đau đớn, khó khăn vận động khớp…
1. Quá trình thoái hóa khớp như thế nào?
Để dễ hiểu về quá trình này, chúng ta cần biết cấu trúc bình thường của khớp gối: Khớp gối là một khớp lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ thể bởi vì nó có nhiều chức năng quan trọng. Nó có đủ sức mạnh để nâng trọng lượng cơ thể của chúng ta khi đi, đồng thời giữ vững khi ta đứng trụ. Bình thường khớp gối hoạt động như một khớp bản lề khi con người đi đứng, ngoài ra nó còn có chức năng xoay khi chúng ta xoay người trong các động tác chơi thể thao sinh hoạt hàng ngày.
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát.
Tìm hiểu về quá trình thoái hóa khớp và những biểu hiện của nó

Lớp sụn này sẽ giúp cho khớp cử động dễ dàng. Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.
Khi khớp gối bị viêm thoái hóa, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày  hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.
Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong.
>>>>>thuoc fucoidan
Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.
Thoái hoá khớp là một quá trình diễn tiến chậm chạp theo thời gian. Sau nhiều năm nó trở nên nặng nề hơn. Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh, nhất là những lúc đi lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo vào trong.

2. Các biểu hiện của bệnh thoái hoá khớp:
Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại thấy dễ chịu hơn. Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.
Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.