Thursday, December 29, 2016

Một số thực phẩm không cần hâm nóng lại khi ăn

Đồ ăn còn thừa, khi muốn ăn lại cần được hâm nóng để đảm bảo an toàn, xong điều này lại không đúng với một số thực phẩm sau, bởi nếu nấu lại chúng lần 2 thì sẽ phản tác dụng, chúng sẽ sinh ra một số chất độc có hại cho sức khỏe.

Cần tây, rau bina và củ cải đường

Một số loại rau củ được mệnh danh là thực phẩm vàng cho sức khỏe, sau khi chế biến bạn nên thưởng thức hết để đảm bảo thu được tối đa những giá trị dinh dưỡng, song nếu còn lại đồ thừa thì bạn nên để ăn nguội chứ không nên hâm nóng lại. Đó là do nhiệt độ cao có thể là nguyên nhân khiến cần tây, rau bina, củ cải đường bị nitrat hóa, từ đó sản sinh ra các độc tố, giải phóng các chất gây ung thư.

Nấm

Nấm, nhất là khi dùng nấm tươi, bạn nên ăn chúng ngay sau khi được chế biến bởi protein trong thành phần của nó có thể bị biến đổi và gây hại cho sức khỏe của người dùng ngay sau khi chúng được cắt, rửa.
Một số thực phẩm không cần hâm nóng lại khi ăn 1
Nấm tươi cần được ăn ngay sau khi chế biến

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Các protein này sẽ bị phá hủy khá nhiều nếu bạn hâm nóng chúng, đồng thời sản sinh ra các chất độc hại gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng cho bạn. Dù được chế biến theo cách nào: luộc, ốp hay chiên rán bạn cũng không nên hâm nóng lại lần thứ hai.

Khoai tây

Nếu bạn không ăn hết món khoai tây trong một bữa, bạn hãy nhanh chóng làm nguội chúng và đưa vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, việc làm này sẽ giúp giữ lại toàn bộ dinh dưỡng của khoai tây. Nếu bạn để khoai tây nguội ở ngoài nhiệt độ phòng hay hâm nóng lại khoai tây sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn làm nóng trong lò vi sóng.
Một số thực phẩm không cần hâm nóng lại khi ăn 2
Khoai tây khi được làm nóng lại sẽ là cơ hội cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển

Cơm

Theo FSA (Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh), gạo khi chưa được làm chín có thể chứa các bào tử của vi khuẩn có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi nấu chín thành cơm, bào tử vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại … Sau đó, nếu cơm để nguội ở nhiệt độ phòng bình thường rồi hâm nóng lại, các bào tử này sẽ có cơ hội nhân lên và sản xuất ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên làm nguội nhanh cơm và bảo quan trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn phát triển.

Thịt gà

Thịt gà luộc, kho, hầm,… khi hâm nóng lại thì chất đạm trong thịt sẽ bị biến đổi thành phần và gây ra các vấn đề về tiêu hóa, có thể gây hại cho sức khỏe. Vì thế, hãy hạn chế việc hâm nóng, đun đi đun lại thịt gà nhiều lần, hoặc nếu muốn làm nóng lại bạn nên nấu chín kỹ và bọc kín trong giấy nhôm, bạc trước khi tiến hành.