Thấp khớp là tình trạng viêm
sưng đau, cứng khớp, bệnh thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng
đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, gây đau và ảnh hưởng nhiều đến cuộc
sống của người bệnh
Những yếu tố hàng đầu gây thấp khớp
Độ tuổi. Xét
về độ tuổi thì căn bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi. Theo thống kê
có khoảng 1/2 số người từ 65 tuổi mắc bệnh viêm khớp, trong khi đó chỉ
có 1 trong 250 trẻ em bị bệnh này.
Gen di truyền. Nếu gia đình có cha mẹ hoặc họ hàng bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Giới tính. Các
thống kê đã chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ
giới, trong khi đó nữ giới lại dễ mắc bệnh viêm khớp hơn nam giới.
Hút thuốc.
Hút thuốc không những là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư nguy hiểm
mà còn làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Các nghiên cứu đã xác nhận mối
liên quan trực tiếp giữa hút thuốc và bệnh viêm khớp. Các nghiên cứu tại
Thuỵ Điển đã chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng 21% nguy cơ mắc
viêm khớp.
Nghề nghiệp. Yếu
tố nghề nghiệp có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Rất nhiều nghiên
cứu được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa các dạng của bệnh thấp
khớp và nghề nghiệp đã thấy rằng những người làm nghề sơn sửa móng tay
chân, thợ sơn, thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu dễ mắc bệnh
viêm khớp hơn. Nghiên cứu gần đây tại Thụy Điển chỉ ra rằng những người
thường xuyên tiếp xúc với các loại xăng dầu tăng 30% nguy cơ mắc bệnh
thấp khớp.
Chế độ ăn.
Cơ thể thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vì thế
cần điều chỉnh cân nặng hợp lý. Việc sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão
hoà, thiếu chất chống ôxy hóa, các vitamin và chất khoáng cần thiết làm
tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những người bị thấp khớp thường sẽ đau hơn khi vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết lanh.
Phòng chống thấp khớp
Có nhiều bào thuốc trong Đông y điều trị
thấp khớp nhưng đối với những người bị bệnh khớp nặng thì càng cần
phải chú ý đến ăn uống.
Flavone trong thực vật có thể giúp tăng
cường chất keo trong khớp xương, giảm bớt phản ứng bị viêm, làm phục
hồi nhanh chỗ khớp bị viêm. Có thể ăn nhiều những loại rau và hoa quả có
màu xanh như cam, dâu tây, uống trà xanh và những hoa quả có hạt như
anh đào, mận… Ngoài ra cũng nên ăn những thức ăn như quả hạnh, đào,
xoài, đu đủ, bí đỏ, rau bina (chân vịt) và khoai lang để bổ xung vitamin
A.
Những người bị bệnh thấp khớp còn cần
phải ăn thêm cam, nho, dưa lê, cà chua, ớt ngọt… để bổ sung vitamin C và
ăn mạch nha lạc, nhân hạt điều và những loại rau lá xanh thẫm để bổ
sung vitamin E.
Người trưởng thành mỗi ngày phải bổ sung
lượng canxi là 600 miligam, trong đó sữa là nguồn cung cấp canxi lý
tưởng nhất. Người lớn mỗi ngày nên uống 1-2 cốc sữa, cũng có thể ăn các
loại cá nhỏ có xương, tôm, tép, sò, hến… Ngoài ra các loại đậu đỗ, những
thực phẩm làm bằng đỗ và rau màu xanh sẫm cũng rất giàu canxi
Thông tin hữu ích
Mách bạn sản phẩm Arthri – Flex một sản
phẩm của Hoa kỳ được FDA cấp phép với thành phần chứa 10 chất tốt cho
sụn và dịch khớp, là sản phẩm cần thiết với bệnh nhân thoái hoá khớp.