Cũng giống như những cơ quan khác trong
cơ thể, hệ xương khớp cần được bổ sung dưỡng chất để được khỏe mạnh. Vậy
chế độ dinh dưỡng thế nào cho xương khớp luôn khỏe mạnh?
Dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.
Trong cấu tạo của xương khớp mỗi thành
phần có một chức năng khác nhau. Dây chằng có nhiệm vụ neo xương với
xương, giữ cho khớp được vững; Gân nối xương với cơ và chuyển sức co của
cơ vào xương. Sụn là lớp tế bào trong như thạch, rất bền dai, có thể ép
và đàn hồi, không có mạch máu và dây thần kinh. Sụn có công dụng che
chở đầu xương như lớp đệm, tránh sự mài xát khi khớp cử động.
Mặc dù đóng vai trò quan trọn những
những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa mà sự tái tạo lại
rất khó khăn, bởi vậy những hiện tượng viêm, thoái hóa rất thường gặp.
Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước thấm qua lại màng hoạt dịch để
lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Vì thế, khi khớp bất động, sụn sẽ bị suy
yếu. Sụn không có dây thần kinh nên không có “trách nhiệm” về cảm giác
đau trong bệnh viêm khớp. Khớp nằm trong một cái túi, các tế bào ở mặt
trong của túi tiết ra chất hoạt dịch lỏng, nhờn như dầu, giúp khớp trơn
tru khi trườn lên nhau hoặc khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là
nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.
Cung cấp vitamin và khoáng chất đầy đủ từ thực phẩm.
Xương khớp cũng như cơ thể, cần được
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần
thiết để nó luôn khỏe mạnh phục vụ quá trình vận động của con người. Vì
vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể cũng chính là dinh dưỡng nuôi
xương khớp để nó luôn hoạt động trơn tru và không gây đau nhức khi thay
đổi thời tiết.
Chế độ dinh dưỡng
Cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp
vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống giảm cân đối với những bệnh nhân
thuộc nhóm thừa cân, béo phì bởi những người thừa cân, béo phì cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp.
Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp
nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đối với bệnh nhân bị
thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn,
sử dụng dần thực vật, dầu omega 3 và dầu cá. Nên ăn thịt heo, thịt gà,
vịt, cá biển, tôm, cua, sò….. ăn nhiều rau và trái cây tươi như đu đủ,
dứa, chanh, bưởi vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng men kháng
viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm và hằng ngày cần
uống đầy đủ nước.
Đối với bệnh nhân bị Gút, cần hạn chế
đạm, các loại thịt gà, thịt bò, nội tạng như gan, thận, tim.., cá,
trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Hạn chế các chất
béo từ mỡ động vật, không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia, không
nên hút thuốc lá thay vào đó người bệnh nên ăn dầu đậu nành, dầu hạnh
nhân… và ăn nhiều rau xanh như rau cải, rau mồng tơi…, trái cây như đu
đủ nhằm cung cấp nhiều chất xơ và nguồn dinh dưỡng tốt. Người bị bệnh
Gút mạn tính cần nghiêm túc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để
giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.
Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng
phục hồi tế bào sụn là điều không dễ dàng chút nào, từ đó chữa dứt viêm
xương khớp để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau tập luyện thể dục nhẹ
nhàng, nghỉ ngơi khi đau, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn
các khớp, tránh tình trạng để các khớp bị ì, ít hoạt động. Giảm cân là
yếu tố quan trọng, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Người béo phì
thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn
kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Vì vậy điều
chỉnh được bằng chế độ ăn uống hợp lý, góp phần đạt kết quả điều trị như
mong muốn.
Thông tin bên lề
Thuốc Arthri Flex một sản phẩm của Mỹ,
kích thích tiết dịch khớp giúp tăng độ trơn và giảm ma sát tiếp xúc
giữa các khớp nhằm hạn chế nguyên nhân gây đau buốt. Arthri-Flex. Thuốc
được xem như giải pháp lâu dài để loại bỏ tận gốc các cơn đau nhức cho
người bị viêm khớp, thoái hóa khớp.